Một chuyến du lịch miền Tây về An Giang, vượt sông Hậu mênh mang mùa nước nổi đến với đảo Giêng. Một vùng đất nhỏ nhưng vết tích xưa phong phú đến kinh ngạc.
Qua bến đò Rạch Sâu, về thăm đảo Giêng (hay diên, riêng, den, ven…, hay Koh-Teng theo cách gọi của người Khmer), trải dài trên ba xã Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới (An Giang) một chiều mùa hạ. Giữa bốn bề sông nước, không gian rợp bóng mát của những vườn cây trái trĩu cành và di tích độc đáo, gọi mời. Vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời xứ này thái hoà như muôn thuở vẫn thế.
Đặt chân lên bờ, chào đón mọi người là con đường nhựa hai bên có trồng râm bụt xanh um, thỉnh thoảng lại thấy mấy cây xoài, mận vươn lên tỏa bóng mát. đảo được khai thác từ đầu thế kỷ XVIII này được tự nhiên ưu đãi cho đất đai phì nhiêu, lại không quá xa bờ nên đời sống người dân nhiều đời nay vẫn sung túc, thăng bình. Bạn muốn du lịch về đây có thể tham gia các tour du lịch miền Tây hay đi du lịch bụi.
Từ bến đò Rạch Sâu, phóng tầm mắt một mầu xanh bạt ngàn, đảo Giêng xanh tươi tràn trề sức sống. Con đường láng nhựa phẳng lì, rợp bóng hàng bông bụt xanh um, đâu đó mấy cây gòn nhỏ, còng, xoài.
Về Tấn Mỹ, địa danh có những công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo đẹp nhất xứ Nam Kỳ. nổi trội nhất chính là Nhà thờ đảo Giêng, nhà thờ lớn nhất, đẹp nhất, lâu đời nhất Việt Nam (xây dựng năm 1877, trước Nhà thờ Đức Bà (TP Hồ Chí Minh đúng ba tháng). Ngôi thánh đường mang lối kiến trúc Pháp, được gìn giữ cẩn thận đến nay còn gần như vẹn nguyên. Tháp chuông chót vót, các rường cột được thiết kế liên hoàn, phối hợp các ô gió và tháp nhỏ tạo nét đặc trưng tuyệt đẹp.
Một kiến trúc đặc biệt khác của đảo Giêng là lăng Ba Quan – phần mộ của ba anh em người đảo Giêng được vua nhà Nguyễn mời ra Huế tham dự binh nghiệp. Ba vị võ quan này có nhiều công lớn với triều đình.
Sau khi các ông tuần tự hy sinh ngoài chiến trường, vua Gia Long phong cho họ chức Ngọc Hầu, còn người dân đảo Giêng thì xây cho họ lăng tẩm lớn tại quê hương. Lăng Ba Quan gồm ba phần mộ liền kề với lối xây dựng lạ mắt và độc đáo, có niên đại thuộc hàng cao nhất nhì miền Nam.
Một nét vấn khác của đảo Giêng là dọc các con đường rợp bóng cây, những mái chùa, những nhà thờ, đình đền nhỏ xinh đôi khi lại hiện ra thập thò. Muốn ăn chén cơm chay nghe kể chuyện người xưa mở đất, du khách có thể đến chùa Thành Hoa của người Hoa.
Muốn tìm không gian thanh tịnh giữa vườn cây xanh mướt, du khách hãy đến với chùa Phước Minh. Ngọn tháp chín tầng và chiếc cổng tam quan nằm dọc ngay giữa con đường nhỏ vào chùa cũng là một nét đẹp ở nơi đây.
Đến đảo Giêng, khách du lịch miền Tây thường ưa với một món dân dã: dưa xoài non. Từ những trái xoài non không thụ phấn, người dân cù lao Giêng chế biến thành món dưa xoài đặc sắc có thương hiệu, được bày bán ở nhiều siêu thị lớn.
Xoài non gọt bỏ vỏ, đem ngâm muối trọn một sớm hôm, sau đó xả với nước đúng cách để trái vẫn giòn. Chọn xoài non chừng ngón chân cái chẻ đôi, móc bỏ ruột (hột non), sau đó rim, ướp đường cát trắng, phơi nắng chừng 10 giờ rồi bỏ vào lu, khạp, keo. Nấu giấm pha đường, dằn ít muối có kèm vài lát ớt sừng trâu, để vừa nguội đổ vô keo, khạp. Xoài ngâm khoảng mười ngày là ăn được. Dưa xoài non có vị giòn kháy, ngọt nhạt, chua chua hấp dẫn.
Một chuyền du lịch miền Tây thú vị với những cảnh đẹp, những câu chuyện đầy ý nghĩa sẽ nắm giữ trái tim du khách khi đến nơi đây.
Tweet
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét